11.
Chiều tối, tôi sang nhà bên tìm Anh Liên, cô ấy đang băm thức ăn cho gà.
Vừa ngẩng đầu nhìn thấy tôi, mắt liền sáng lên,
nhưng rất nhanh lại cúi gằm xuống, tiếp tục làm việc, vừa làm vừa len lén ngó bộ quần áo tôi mặc.
Tôi đặt túi đồ xuống, tiến lại gần, nhẹ kéo tay áo cô ấy:
“Anh Liên, tớ mang sa tỳ ma ngon lành đến cho cậu nè.”
Cô ấy quay mặt đi, vành mắt lại đỏ hoe.
Tôi hạ giọng hỏi:
“Cậu thấy bộ quần áo này của tớ có đẹp không?”
Cô ấy vô thức gật đầu, nhưng rồi lại cố gượng ngăn lại.
“Tớ tự may đó, tớ cũng may một bộ cho cậu luôn rồi.”
Cô ấy quay ngoắt lại, nước mắt lộp bộp rơi xuống.
“Huhuhu, Thúy Thúy, sao cậu như vậy chứ.
Đẹp thì thôi đi, lại còn tốt tính. Tốt tính cũng thôi đi, mà còn giỏi thế này nữa, huhu…”
“…”
Cô ấy gục vào vai tôi, khóc một hồi lâu.
Đợi cảm xúc nguôi xuống, lau nước mắt, giọng có phần nhẹ nhàng hơn:
“Tớ nghĩ thông rồi, hai người sống hạnh phúc với nhau là tốt nhất. Dù sao ảnh cũng đâu có thích tớ… Ai bảo tớ sinh ra đã như vầy, hai con mắt không đều…”
Anh Liên bề ngoài thì tươi cười, hoạt bát, nhưng thật ra luôn tự ti vì đôi mắt một mí một đôi của mình.
Lúc này mà an ủi gì cũng chỉ khiến cô ấy càng thêm tủi thân.
“Thôi được rồi, đại mỹ nhân họ Trần à, mau thử xem đồ có vừa không, tối nay mình ra sân trường tiểu học coi phim.”
“Cái gì? Tối nay có chiếu phim á?!”
Cô ấy lập tức bật dậy thu dọn, quên sạch buồn rầu.
Xem phim là một hình thức giải trí hiếm có vào thời đó.
Rất nhanh, Trần Anh Liên đã vui vẻ trở lại.
Chúng tôi không đến muộn, nhưng sân trường đã chật kín người.
Tìm được chỗ gần màn chiếu là đã may mắn lắm rồi.
Phim còn chưa bắt đầu, bọn trẻ con thì đùa nghịch tạo bóng trước máy chiếu,
người lớn thì tán gẫu rôm rả.
Một lúc sau, ánh mắt mọi người bắt đầu đổ dồn về phía chúng tôi.
Có tiếng trầm trồ:
“Đó có phải Thúy Thúy không? Sao đột nhiên xinh và sành điệu thế kia?”
“Ờ, người ngồi cạnh chắc là Anh Liên.”
“Nhưng mà họ mặc đồ kiểu gì lạ thế? Trước giờ chưa thấy kiểu dáng này luôn á.”
“Không giống đồ mua ngoài tiệm, giống đồ tự may hơn. Ai mà có tay nghề siêu vậy chứ?”
Trong phút chốc, xung quanh náo nhiệt cả lên, ai nấy đều tham gia bàn tán.
Anh Liên vuốt lại bím tóc, ưỡn ngực đầy tự tin:
“Đừng đoán nữa, là Thúy Thúy tự tay may đó!”
“…”
Cả sân đột nhiên im bặt.
Hai giây sau, như nổ tung:
“Cái gì?”
“Thúy Thúy may á?”
“Anh Liên, đừng đùa chớ, Thúy Thúy mà biết may đồ á?” – một giọng chói tai xen vào giữa.
Là Tạ Vãn Ngọc.
Cô ta vừa lấy tay che miệng cười, bên cạnh không ngoài dự đoán là Cố Trường Sinh,
trên mặt hai người chẳng còn dấu vết bị đánh – chắc đã hết sưng.
Thấy tôi nhìn qua, Cố Trường Sinh cũng ngẩng đầu, ánh mắt lóe lên một tia kinh ngạc.
Nhưng rồi khóe môi lại treo nụ cười nhàn nhạt,
liếc sang Tạ Vãn Ngọc bên cạnh, ánh mắt như đang nói:
“Thấy chưa, tôi đã nói cô ta sẽ tìm cách gây sự chú ý mà.”
“…”
Tạ Vãn Ngọc ra vẻ ngạc nhiên:
“Thúy Thúy, nếu cậu đến sớm một chút, thì bây giờ đã được ngồi cạnh anh Trường Sinh rồi.”
Trần Anh Liên lập tức trợn mắt:
“Cô tưởng mình là món gì quý giá lắm à? Ai mà thèm ngồi cùng hai người?
Quần áo đúng là Thúy Thúy tự may đó, cô ngu thì đừng cấm người khác thông minh.”
Tạ Vãn Ngọc nghẹn lời.
“Nghe như thể cô tận mắt thấy cô ta may vậy.”
“Cô tin hay không thì tùy, dù sao cô cũng chẳng có cơ hội được mặc đâu.”
Lúc này, Cố Trường Sinh hắng giọng một tiếng, ra vẻ nhân vật lớn:
“Đừng cãi nữa. Thúy Thúy à, em cũng không cần cố tỏ ra, vì muốn thu hút sự chú ý của anh mà bịa chuyện như thế. Đến lúc lỡ không đỡ được mặt mũi lại khó xử đấy.”
Tôi đè tay Trần Anh Liên lại, không cho cô ấy xông lên đánh,
rồi mỉm cười:
“Tôi có làm hay không, xem xong phim, mời mọi người về nhà tôi tận mắt chứng kiến là rõ.”
Chẳng mấy chốc, phim bắt đầu.
Nhưng nhiều người không còn tâm trí xem phim,
người thì hóng chuyện, người thì tò mò, người lại đơn giản là mê cái đẹp.
Mong sao phim nhanh kết thúc để đi xem thật giả thế nào.
Phải nói thật lòng, tôi còn phải cảm ơn hai người kia đã “hâm nóng” không khí, đẩy tôi lên tận đỉnh cao sự chú ý.
Hai tiếng trôi qua rất nhanh.
Tôi ra khỏi sân chiếu phim với hai người, nhưng về nhà thì phía sau kéo theo một hàng dài người.
Trong ngoài nhà đều chật kín dân làng tò mò.
Đang lúc tôi suy nghĩ nên may bộ đầu tiên cho ai,
thì cô gái đứng hàng đầu mắt sáng lên:
“Thúy Thúy, cậu may giúp tớ một bộ được không? Tớ sẽ mang vải đến trả sau, may sao cũng được!”
Tôi nhớ ra cô là ai – Lý Tiểu Hoa, con gái bác đồ tể đầu thôn,
Triệu Xuyên Xuyên trước đây học g/i/ế/t heo là theo cha cô ấy học nghề.
Tôi cười gật đầu.
Lôi ra một tấm vải, vẽ vài nét đã phác xong mẫu giấy, ngồi trước máy khâu bắt đầu xỏ kim, lên chỉ.
“Ơ? Thúy Thúy, cậu không cần đo người sao?”
“Không cần đâu, mắt tớ chính là thước đo.”
Hơn mấy chục năm kinh nghiệm, tôi chỉ cần nhìn đã đoán ra vóc dáng người ta thế nào.
Trong đám đông lại rộ lên tiếng trầm trồ.
Tạ Vãn Ngọc nhỏ giọng châm chọc:
“Làm màu quá rồi đấy. Chờ xem có khi cả bàn đạp máy còn không biết dùng ấy.”
Cố Trường Sinh không nói gì, nhưng ánh mắt thì đầy hoài nghi.
Tôi không buồn để tâm.
Tay tôi nhanh như bay – cắt vải, ép mép, ráp mảnh – mắt theo tay, động tác liền mạch.
Lúc đầu còn ồn ào, sau càng lúc càng yên tĩnh, cuối cùng chỉ còn tiếng máy khâu lách cách vang lên.
Đến khi xong, tôi dùng bàn là ép phẳng.
Lý Tiểu Hoa ôm lấy bộ đồ, không chờ được liền sang phòng bên thay thử.
Khi cô ấy vén rèm bước ra, trên mặt là nụ cười không thể kìm được.
“Thúy Thúy, cậu giỏi quá trời ơi!”
Chương này đã bị khoá. Bạn vui lòng ấn vào Popup để mở khoá nội dung. Lỡ ấn x thì mọi người loading lại web là hiện popup.